WordPress là nền tảng thiết kế website được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong bài viết này, Mailinhwp.vn sẽ giới thiệu tổng quan nhất về định nghĩa WordPress là gì, bao gồm ưu và nhược điểm, so sánh giữa WordPress.com và WordPres.org và bạn nên dùng phần mềm nào. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mục lục
- 1 WordPress là gì?
- 2 Lịch sử hình thành của WordPress
- 3 Những thành tựu mà WordPress đạt được là gì?
- 4 Ưu nhược điểm của WordPress là gì?
- 5 Lý do nên sử dụng WordPress là gì?
- 5.1 1. WordPress sử dụng miễn phí
- 5.2 2. Dễ sử dụng
- 5.3 3. Là một trong những nền tảng CMS lớn và nổi tiếng
- 5.4 4. Lịch sử hình thành và phát triển lâu đời
- 5.5 5. Khả năng bảo mật cao
- 5.6 6. Thân thiện với công cụ tìm kiếm
- 5.7 7. Cộng đồng hỗ trợ đông đảo
- 5.8 8. Khả năng tùy chỉnh, sửa chữa dễ dàng
- 5.9 9. Đa dạng theme và plugin
- 5.10 10. Không cần phải biết code
- 6 Sự khác biệt giữa WordPress.org và WordPress.com
- 7 Những quan điểm sai lầm về WordPress
- 8 Hướng dẫn cài đặt WordPress
- 9 Những plugin mà website WordPress nào cũng cần phải có
- 10 Câu hỏi thường gặp
- 11 Lời kết
WordPress là gì?
WordPress là một hệ thống mã nguồn mở để xuất bản các blog, trang web được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu MySQL. WordPress được biết đến là một CMS miễn phí nhưng tuyệt vời, dễ sử dụng và phổ biến nhất trên thế giới.
WordPress là một nền tảng tuyệt vời cho nhiều loại website. Từ việc dùng để viết blog đến các trang thương mại điện tử, các trang web kinh doanh và danh mục đầu tư. Được thiết kế với tính khả dụng và linh hoạt.
Theo thống kê tính đến tháng 10 năm 2021 thì cứ khoảng 10 triệu website hàng đầu có 42,8% sử dụng WordPress.
Lịch sử hình thành của WordPress
Theo thông tin chia sẻ từ WordPress.org, WordPress được biết đến là sự phát triển chính thức từ một công cụ viết blog có tên là b2/cafelog, được phát triển bởi lập trình viên người Pháp Michel Valdrighi ra mắt lần đầu tiên vào năm 2001.
WordPress chính thức được phát hành phiên bản đầu tiên bởi Matt Mullenweg và Mike Little vào ngày 27 tháng 5 năm 2003. Kể từ năm 2004, rất nhiều người dùng chuyển sang sử dụng WordPress đã tạo nên một bước tiến lớn trong sự phát triển và phổ biến như hiện nay.
Đến năm 2015, WordPress được phát triển thành hệ thống quản trị nội dung, hỗ trợ người dùng thiết lập nhiều thể loại trang web khác nhau với mọi quy mô lớn nhỏ.
Hiện nay, WordPress được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên toàn cầu với 75 triệu trang web sử dụng nền tảng này, đặc biệt các công ty tổ chức nổi tiếng như: Sony Music, CNN, Coca Cola,… cũng đều sử dụng.
Những thành tựu mà WordPress đạt được là gì?
Khi bạn đang tìm hiểu WordPress, bạn sẽ tự hào khi biết rằng mã nguồn mà bạn đang tìm hiểu hiện đã đạt được những thành tựu tuyệt vời và là CMS nguồn mở phổ biến nhất hiện nay. Để xác minh điều này, bạn cần biết:
- Trên toàn thế giới, mỗi giây có khoảng 25 bài viết được xuất bản trên các trang web sử dụng WordPress.
- Số lượng website làm bằng WordPress chiếm 27% trên tổng số website trên thế giới.
- Trong số các trang web sử dụng 100% mã nguồn CMS của họ, WordPress chiếm 60%.
- Bản phát hành WordPress 4.0 đạt hơn 16 triệu lượt tải xuống chỉ sau hai tháng.
- WordPress đã được dịch sang 169 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có phiên bản tiếng Việt được dịch hoàn chỉnh.
- Chỉ tính các theme miễn phí trong thư viện WordPress.org thì đã có hơn 2.700 theme khác nhau.
Ưu nhược điểm của WordPress là gì?
Dù là một nền tảng được nhiều người sử dụng, tuy nhiên WordPress sẽ có những ưu nhược điểm bạn cần nắm như sau.
Ưu điểm
WordPress mang đến nhiều ưu điểm nổi bật cho người dùng, có thể kể đến như:
- Đơn giản, dễ sử dụng: WordPress cho phép bạn xuất bản và xây dựng nội dung trang web một cách nhanh chóng. Ngay cả khi mới bắt đầu, bạn cũng có thể dễ dàng sử dụng WordPress với nhiều tính năng được tính hợp sẵn trong WordPress giúp bạn có thể sử dụng đơn giản và nhanh chóng. Ngoài ra, nền tảng này sở hữu nhiều thủ thuật WordPress nền tảng này giúp người dùng có thể tùy biến thiết kế khi sử dụng. Bạn có thể đổi font chữ, đổi màu chữ trong WordPress, đổi chủ đề,… dễ dàng chỉ trong vài click chuột.
- Khả năng quản lý dễ dàng: Hệ thống quản trị đơn giản, tất cả các mục như bài viết, giao diện, cài đặt,… được sắp xếp một cách dễ hiểu, khoa học và thân thiện với người dùng.
- Tối ưu SEO hiệu quả: WordPress sở hữu nhiều công cụ mặc định giúp tối ưu SEO website dễ dàng và nhanh chóng, hiệu quả.
- Thân thiện với thiết bị di động: Yếu tố thân thiện với thiết bị di động đang ngày càng được đề cao, vì số lượng người dùng trên điện thoại là chiếm cao hơn so với người dùng sử dụng desktop. Nên việc WordPress được tối ưu thân thiện với thiết bị di động là vô cùng tốt. Các giao diện được đăng tải trên WordPress đều thân thiện với các thiết bị. Ngoài ra, bạn có thể tùy chỉnh một số chức năng để phù hợp cho trải nghiệm của người dùng trên điện thoại.
- Tiết kiệm chi phí: Với rất nhiều theme và plugin có sẵn, bạn có thể thiết kế trang web của riêng mình miễn phí.
- Thiết kế website đa dạng: Hệ thống plugin và theme đồ sộ sẽ giúp bạn thiết kế đa dạng trang web cho riêng mình mà không tốn nhiều thời gian.
- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ: Hiện nay, các website WordPress đều hỗ trợ đa ngôn ngữ (52 ngôn ngữ), đặc biệt trong đó có ngôn ngữ tiếng Việt. Đây là một lợi thế khi bạn sử dụng WordPress với các tiện ích tiếng Việt giúp bạn có thể dễ nhận dạng và thực hiện nhanh hơn trong quá trình phát triển và quản trị một website WordPress.
- Cộng đồng lớn mạnh: Khi bạn có một trang web WordPress. Bạn cũng có thể tham gia vào cộng đồng WordPress lớn hơn thông qua Cuộc họp WordPress, WordCamp và nhiều hơn nữa. Cộng đồng WordPress nổi tiếng là vô cùng thân thiện, hữu ích và sáng tạo. Ở đó bạn có thể được giải đáp tất cả câu hỏi bao gồm cả WordPress là gì, cách cài đặt WordPress, theme, plugin,… cho website của mình.
Nhược điểm
Một số nhược điểm của WordPress mà bạn cần phải biết như:
- Cài đặt plugin và template: Việc cài đặt không hề đơn giản, nếu cài đặt không đúng cách sẽ gây ra nhiều xung đột khi sử dụng.
- Phù hợp với doanh nghiệp nhỏ: Hiệu năng xử lý cơ sở dữ liệu lớn thấp, không phù hợp với doanh nghiệp có dung lượng máy chủ lớn.
Lý do nên sử dụng WordPress là gì?
Sau đây là những lý do khiến WordPress được nhiều người dùng ưu chuộng, sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
1. WordPress sử dụng miễn phí
WordPress là một mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí. Bạn chỉ cần tải xuống và thực hiện cài đặt WordPress lên hosting và bắt đầu sử dụng. Điều kiện cần để bạn hoạt động một website WordPress thì cần có tên miền và dịch vụ web hosting. Nếu bạn muốn website phát triển mạnh mẽ và ổn định lâu dài thì bạn nên lựa chọn dịch vụ WordPress hosting.
2. Dễ sử dụng
WordPress được phát triển để phục vụ người dùng phổ thông có ít kiến thức về lập trình trang web nâng cao. Các thao tác trong WordPress rất đơn giản và giao diện quản lý trực quan giúp bạn hiểu cấu trúc quản lý trang web WordPress của mình trong một khoảng thời gian ngắn.
3. Là một trong những nền tảng CMS lớn và nổi tiếng
WordPress đứng đầu danh sách ba gói phần mềm xây dựng trang web được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, tiếp theo là Joomla và Drupal.
Hơn 29% tất cả các trang web trên thế giới sử dụng WordPress và con số đó đang tăng lên mỗi ngày. WordPress không chỉ là một nền tảng viết blog mà còn là một hệ thống quản lý nội dung hiệu quả.
4. Lịch sử hình thành và phát triển lâu đời
Ra mắt vào năm 2003, WordPress bắt đầu như một công cụ dành cho các blogger. WordPress đã phát triển nhanh chóng theo thời gian, thu hút cả doanh nghiệp và nhà phát triển thiếu kinh nghiệm đến với nền tảng này.
Ngày nay, nhiều hệ thống CMS mới mọc lên nhưng vị thế của WordPress vẫn không hề bị lung lay. Gần 500 trang web mới được tạo ra mỗi ngày bằng WordPress.
5. Khả năng bảo mật cao
Mặc dù không có nền tảng trang web nào an toàn 100%. Nhưng tính bảo mật của WordPress vẫn tiếp tục được cải thiện. Với đội ngũ bảo mật chuyên nghiệp gồm các nhà phát triển và người dùng cốt lõi. Các sự cố bảo mật WordPress phổ biến thường là do lỗi người dùng, thay vì chính phần mềm.
6. Thân thiện với công cụ tìm kiếm
WordPress được thiết kế thân thiện với công cụ tìm kiếm vì WordPress bao gồm nhiều công cụ và plugin để tối ưu hóa nội dung cho SEO.
Khi bạn sử dụng WordPress để thiết kế web, trang web của bạn sẽ trở nên rất hấp dẫn đối với các công cụ tìm kiếm.
7. Cộng đồng hỗ trợ đông đảo
Là CMS nguồn mở phổ biến nhất thế giới, điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng người dùng WordPress để giúp bạn giải quyết mọi khó khăn mà bạn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện. Nếu tiếng Anh của bạn tốt, bạn có thể dễ dàng tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi của mình trên Google chỉ với một vài từ khóa tìm kiếm.
8. Khả năng tùy chỉnh, sửa chữa dễ dàng
Khi bạn sử dụng WordPress, các vấn đề về giao diện của bạn trở nên dễ dàng và đơn giản. Với sự đa dạng của các theme WordPress, việc thực hiện các thiết kế trở nên hấp dẫn và dễ dàng hơn.
Nếu bạn có kỹ năng cơ bản, theme được thiết kế tốt, bạn có thể tự sửa đổi chúng. Nếu không, bạn có thể tra cứu chúng trên Internet hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia.
9. Đa dạng theme và plugin
Plugin mở rộng là các thành phần được cài đặt được thêm vào WordPress để thêm chức năng cơ bản. Có rất nhiều plugin trả phí hoặc miễn phí.
Do số lượng người dùng lớn nên WordPress có một thư viện theme và plugin phong phú. Bạn có thể tự do lựa chọn các plugin và theme phù hợp với mục đích thiết lập trang web của mình.
10. Không cần phải biết code
Đặc biệt và tiện lợi khi sử dụng WordPress là bạn không cần phải biết code. WordPress loại bỏ yêu cầu cần biết cách viết code để xây dựng trang web. Cách thức sử dụng rất dễ, đơn giản là bạn chỉ cần các bước kéo thả để sử dụng và xây dựng các trang theo ý muốn.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn website của bạn đẹp hơn, linh hoạt và chuyên nghiệp thì ít nhất bạn cũng nên biết thêm về HTML và CSS để khi xây dựng website bạn có thể tùy biến dễ dàng và đẹp hơn.
Sự khác biệt giữa WordPress.org và WordPress.com
Các bạn rất thường nhầm lẫn giữa 2 dạng WordPress này. Dưới đây, Mailinhwp.vn sẽ phân tích sự khác biệt của WordPress.org và WordPress.com, cụ thể như sau:
WordPress.org | WordPress.com |
---|---|
Bạn phải mua dịch vụ hosting khoảng 3.49 USD/Tháng (khoảng 81.000 VNĐ) và tên miền 10 USD/Năm (khoảng 231.000 VNĐ) | Về cơ bản WordPress.com là miễn phí nhưng giới hạn ở 3GB và tên miền là tên miền phụ của WordPress.com |
Upload theme miễn phí, trả phí, tùy ý chỉnh sửa theme | Bạn không thể upload và giới hạn các theme có sẵn trên WordPress.com. Mã chỉnh sửa có sẵn với mức phí bổ sung là 30 USD/Năm (khoảng 693.000 VNĐ) |
Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm cập nhật, tối ưu hóa, chống spam, sao lưu,… | Bạn không cần phải lo lắng về quá trình bảo trì vì WordPress.com sẽ lo tất cả các bản cập nhật, sao lưu,… |
Bạn có thể sử dụng bất kỳ plugin nào, cho phép bạn thêm bất kỳ tính năng hoặc nội dung đặc biệt nào khác vào trang web của mình | Bạn không thể upload hoặc sử dụng plugin và giới hạn một số tính năng có sẵn trên WordPress.com |
Bạn có thể kiếm tiền từ trang web của mình bằng cách đặt banner quảng cáo, link affiliate và bất kỳ thứ gì khác mà bạn muốn | Bạn không được phép đặt banner trên trang web của mình cho đến khi trang web của bạn đạt 25.000 lượt xem trang/tháng. Bạn cần nộp đơn xin phép |
Bảng so sánh chi tiết WordPress.com và WordPress.org
WordPress.com và WordPress.org nên sử dụng nền tảng nào?
WordPress.com miễn phí là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn là blogger cá nhân hoặc có thể không quan tâm đến việc kiếm tiền từ trang web của mình.
Ngược lại, nên sử dụng WordPress.org nếu cho mục đích muốn kiếm tiền từ trang web hoặc là chủ doanh nghiệp. Sử dụng WordPress.org bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh, thiết kế website của mình mọi lúc.
Mặc dù, khi đăng ký gói Business của WordPress.com (299$/Năm cho mỗi trang web) ta có thể nhận được nhiều tính năng nâng cao, nhưng bạn có thể nhận được những tính năng tương tự từ WordPress.org với chi phí chỉ 46$/năm.
Tóm lại, theo ý kiến của các chuyên gia, WordPress.org là nền tảng đáng để sử dụng so với WordPress.com. Nền tảng phù hợp với mọi đối tượng sử dụng từ các blooger chuyên nghiệp hoặc doanh nghiệp nhỏ và thậm chí cả các thương hiệu lớn như Disney đều thích sử dụng.
Những quan điểm sai lầm về WordPress
Dưới đây là những quan điểm sai lầm về WordPress mà bạn cần biết:
Website WordPress chỉ là website giá rẻ
Có thể nhiều website WordPress với chi phí rẻ nhưng không có nghĩa rằng WordPress là một website giá rẻ. WordPress là một mã nguồn mở được phát triển mạnh mẽ bởi cộng đồng rộng lớn và được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ hay các cá nhân sử dụng phổ biến nhất.
Nhiều thương hiệu lớn như Sony Music, Coca – Cola, TechCrunch,… cũng đều sử dụng mã nguồn WordPress không vì chi phí rẻ nhưng về sự linh hoạt, chỉnh sửa và nhiều tính năng khác hỗ trợ,…
Nếu nói việc xây dựng website giá rẻ có thể nói về việc lựa chọn đăng ký tên miền hay mua Hosting Giá Rẻ để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được các tính năng, chất lượng trong quá trình hoạt động. Còn nói WordPress là website giá rẻ là không phù hợp.
WordPress có thể làm mọi thứ
WordPress chỉ là một phần mềm mã nguồn mở được viết bằng PHP và MySQL giúp bạn tạo blog, trang tin tức, trang bán hàng,… Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng có thể giúp bạn tạo bất kỳ trang web nào trong một vài bước đơn giản. Trước hết bạn nên biết mã nguồn WordPress và làm quen với chúng, kể cả khi có một số theme hay plugin có sẵn thì việc sử dụng khá phức tạp và cần thời gian để học cách sử dụng.
Ngoài ra, bạn cần biết tất cả các công nghệ liên quan đến trang web như PHP, HTML, CSS, JavaScript,… để tùy chỉnh tốt hơn trang web WordPress của riêng bạn. Không tự nhiên khi nhiều công ty thường xuyên thuê các lập trình viên có kinh nghiệm về WordPress.
Những ai không biết lập trình mới sử dụng WordPress
Có thể nói, người mới bắt đầu đều sử dụng WordPress để xây dựng website được mà không cần phải biết về lập trình. Bởi tính năng, giao diện của chúng đáp ứng cả cho những người mới bắt đầu và các chuyên gia.
Ngoài ra, các tập đoàn lớn, doanh nghiệp và các lập trình viên hiện nay đều sử dụng nền tảng WordPress. Bởi các tính năng linh hoạt với theme và plugin quá tiện lợi chỉ cần mở rộng và bổ sung để trang web trở nên tuyệt vời hơn.
Hướng dẫn cài đặt WordPress
Dưới đây là các cách cài đặt WordPress lên hosting thông qua cPanel và cách cài đặt theme, plugin có sẵn trên WordPress qua các bước đơn giản dưới đây.
1. Cài đặt WordPress lên hosting cá nhân bằng cPanel
Để cài đặt WordPress trên cPanel một cách nhanh chóng và dễ dàng, bạn hãy xem qua các bước sau đây:
- Bước 1: Đăng nhập vào cPanel.
- Bước 2: Kéo xuống cuối trang và truy cập vào WordPress.
- Bước 3: Nhấn “Install Now” để tiến hành cài đặt WordPress trên cPanel. Những thông tin bạn cần tham khảo như sau:
- Domain: Bạn cần điền đúng domain bạn đã đăng ký trước đó.In Directory: Đường dẫn đến thư mục gốc của website.Version: Tùy chọn phiên bản của WordPress phù hợp với nhu cầu sử dụng.Site name: Tên hiển thị của website như Mailinhwp.vn,…Site Description: Mô tả ngắn gọn về website như Dịch vụ Hosting, VPS tốc độ cao.
- Admin Username: Tên đăng nhập vào WordPress.
- Admin Password: Mật khẩu đăng nhập vào WordPress.
- Admin Email: Địa chỉ email của tài khoản đăng ký WordPress.
- Language: Lựa chọn ngôn ngữ bạn muốn sử dụng.
- Select Plugin: Chọn các plugin bạn muốn cài đặt.
- Bước 4: Tạo database và tự động backup cho website WordPress.
- Bước 5: Lựa chọn theme cho website WordPress của bạn.
- Bước 6: Click “Install” và chờ để tiến hành cài đặt WordPress trong cPanel.
- Bước 7: Kiểm tra website đã tạo thành công chưa.
2. Cách cài theme cho WordPress
Bạn có thể cài đặt theme cho website wordpress của mình theo 3 cách: Cài đặt theme có sẵn trên WordPress, cài đặt bằng cách tải lên từ máy tính của bạn và bằng cách upload từ hosting/localhost của bạn.
Cài theme có sẵn trên WordPress.org
Các bước thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Đăng nhập vào trang web WordPress của bạn, đường dẫn thường là domain/wp-admin.
- Bước 2: Chọn vào mục Appearance bên trái màn hình, sau đó nhấn chọn Theme.
- Bước 3: Chọn Add New. Ở thư mục này sẽ xuất hiện nhiều theme cho bạn lựa chọn theo nhu cầu sử dụng của mình.
- Bước 4: Sau khi tìm được theme phù hợp, bạn nhấn vào Install.
- Bước 5: Đợi quá trình cài đặt kết thúc và nhấn vào Active để kích hoạt giao diện mới cho WordPress.
Cài theme từ file máy tính
Nếu như bạn không lựa chọn được theme nào ưng ý trên WordPress.org, bạn cũng có thể tìm kiếm và tải về những theme khác về máy và upload lên website WordPress của mình.
- Bước 1: Bạn cũng thực hiện đăng nhập vào website WordPress như ở trên.
- Bước 2: Chọn Appearance > Theme > Add New.
- Bước 3: Chọn vào Upload Theme.
- Bước 4: Chọn theme bạn đã tải về máy, sau đó nhấn Install.
- Bước 5: Đợi quá trình cài đặt hoàn tất, nhấn chọn Active để kích hoạt.
Cài theme bằng cách upload từ hosting/locallhost
Sử dụng cách dùng này khi bạn giới hạn dung lượng tải lên do theme quá nặng.
Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách giải nén file theme và upload chúng lên thư mục: /wp-content/themes. Sau đó bạn thao tác như bình thường, vào Appearance > Theme > Active.
Lưu ý: Không phải theme bạn lựa chọn trong quá trình cài đặt sẽ giống 100% với demo mà đôi khi cần phải điều chỉnh rất nhiều, đòi hỏi nhiều công sức để thích nghi thì mới ra được sản phẩm hoàn hảo. Do đó, tốt nhất là bạn chỉ nên bắt đầu với các theme miễn phí cho đến khi bạn tự tin vào khả năng của mình.
3. Cách cài plugin cho WordPress
Cách cài đặt plugin cho WordPress cũng đơn giản như cài theme, bạn cũng có thể thực hiện qua các bước đơn giản sau đây:
- Bước 1: Đăng nhập vào trang admin WordPress.
- Bước 2: Chọn vào mục Plugins bên phải màn hình > Nhấn chọn Add New.
- Bước 3: Ở đây sẽ hiện ra những plugin có sẵn trên WordPress của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm 1 plugin khác bằng cách nhập tên vào ô tìm kiếm bên phải màn hình.
- Bước 4: Sau khi tìm được plugin phù hợp, bạn nhấn vào Active để kích hoạt.
Lưu ý là bạn đừng vội thực hiện cài đặt bất kỳ plugin nào bạn thích khi chưa qua tìm hiểu. Xem mô tả chi tiết của plugin bằng cách nhấp vào chức năng của chúng và cách thức cài đặt. Ngoài ra, để chắc chắn hơn, bạn có thể đánh giá một plugin tốt hay xấu bằng cách kiểm tra và so sánh lượt tải xuống và đánh giá của người dùng.
Nếu bạn muốn tải xuống plugin từ một nguồn khác, bạn có thể thực hiện như sau: Chọn Add New > Upload Plugin.
Lưu ý các plugin nên được nén đúng theo cấu trúc /tên-plugin/tên-file.php.
Nếu dung lượng upload bị hạn chế do plugin quá nặng, thì cũng như theme, bạn giải nén và lưu vào thư mục có cấu trúc /tên-plugins/tên-file.php, rồi upload như bình thường.
Những plugin mà website WordPress nào cũng cần phải có
Dưới đây là những plugin hữu ích mà website WordPress nào cũng cần phải cài đặt, cụ thể như sau:
- Jetpack: Là một plugin có thể giúp bạn thống kê lưu lượng truy cập trang web của mình theo ngày, tuần và tháng. Ngoài ra, Jetpack còn hỗ trợ các tính năng khác như giảm dung lượng ảnh, tăng tính bảo mật cho website,…
- Yoast SEO: Hỗ trợ bạn tối ưu tiêu đề, description của các thành phần trên trang web và tối ưu SEO hiệu quả.
- Akisme: Giúp chống spam bình luận hiệu quả cao.
- WP Super cache: Giúp tạo bộ nhớ đệm nhằm tăng tốc cho website.
- iTheme Security: Là một plugin bảo mật an toàn của WordPress.
- Google XML Sitemaps: Hỗ trợ người dùng tạo sitemap cho website, rất quan trọng nếu bạn muốn Google đánh giá cao trang web của bạn.
- ReplyMe: Sẽ hiển thị thông báo khi có người bình luận.
Câu hỏi thường gặp
WordPress có tốt cho người mới bắt đầu không?
WordPress rất dễ sử dụng. Mặc dù là nền tảng linh hoạt và mạnh mẽ nhất, nhưng WordPress khá dễ sử dụng cho người mới bắt đầu. Chúng đi kèm với một bảng điều khiển đơn giản với các tùy chọn menu khác nhau được liệt kê trong thanh bên. Bạn có thể dễ dàng tạo các bài đăng và trang, tùy chỉnh thiết kế trang web của mình, thêm menu điều hướng,…
WordPress là một phần mềm hay một trang web?
Lời kết
Trên đây là một số thông tin cần thiết về WordPress là gì? Với những tính năng hữu ích được hỗ trợ từ WordPress bạn có thể bắt đầu xây dựng website của mình ngay hôm nay. Nếu bạn có thêm thông tin hữu ích về WordPress, hãy để lại bình luận phía dưới để mọi người cùng tham khảo. Chúc bạn thành công!